Timer là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động

5/5 - (1 bình chọn)

Timer là một loại thiết bị điện rất cần thiết trong ngành công nghiệp hiện đại. Vậy cấu tạo, nguyên lý hoạt động của timer như thế nào? Hiện nay timer có những loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về loại thiết bị này ngày trong bài viết dưới đây nhé.

Timer là gì?

Timer (hay còn gọi là rơle thời gian) là một thiết bị dùng để tạo độ trễ so với thời gian nhận được tín hiệu điều khiển. Tùy thuộc vào yêu cầu của bài toán, thời gian trễ của timer có thể thay đổi từ vài giây đến vài giờ. Thiết bị này có thể điều chỉnh độ trễ thời gian của RTG. Timer được sử dụng cho các sơ đồ tự động và bảo vệ trong các hệ thống điều khiển những quy trình kỹ thuật. Timer cũng có khả năng tạo ra thời gian duy trì cần thiết khi truyền một tín hiệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Timer là gì?

Vì thế mà timer được đưa vào ứng dụng cho những sơ đồ bảo vệ, tự động và trong các hệ thống điều khiển với công nghệ hiện đại. Trên thị trường timer có nhiều dạng khác nhau như: timer dùng khí nén, timer dùng cơ khí – đây là loại dùng lò xo xoắn hoặc dây thiều, timer dùng mạch điện tử hay sử dụng những linh kiện điện tử bán dẫn tạo thời gian trễ.

Mẫu timer gần bạn nhất mà bạn ít để ý nhất là bộ hẹn giờ trên quạt. Khi bạn đặt thời gian tắt cho quạt, nghĩa là bạn đang sử dụng bộ timer đó. Sau thời gian cài đặt, timer sẽ tác động làm ngắt tiếp điểm cấp nguồn cho quạt, làm cho quạt ngừng hoạt động.

Cấu tạo của timer

Bộ đếm thời gian bao gồm ba thành phần chính: nam châm điện, cơ cấu thời gian và tiếp điểm chính.

  • Nam châm điện: Nam châm nhận điện áp từ nguồn điện làm việc, đây là nguồn cung cấp năng lượng cho mạch điều khiển. Gồm cuộn điện áp, mạch từ tĩnh, lõi thép động, lò xo.
  • Cơ cấu định thời: Được cấu tạo gồm dẫn động nối cứng, thanh hãm, bánh răng truyền động dựa vào lò xo, truyền chuyển động cho bánh răng và tiếp điểm chuyển động. Bộ phận chính của cơ cấu thời gian là một hệ thống bánh răng được nối với trục quay của tiếp điểm chuyển động thông qua banh ma sát. Chúng quay bánh răng số 3 để truyền chuyển động cho cơ cấu con lắc gồm bánh cóc, móc và quả rung. Cơ cấu con lắc giữ cho tiếp điểm chuyển động quay với tốc độ không đổi.
  • Tiếp điểm chính: bao gồm đầu tiếp xúc tĩnh, đầu tiếp xúc động. Hai tiếp điểm phụ là tiếp điểm thuận, tiếp điểm nghịch để đóng cắt không thời gian.

Nguyên lý hoạt động của timer

Dựa trên hoạt động của bộ định thời, nguyên lý hoạt động của timer được chia làm hai trường hợp là on delay và off delay.

ON DELAY

Khi cuộn dây của bộ timer ON DELAY được cấp điện, các tiếp điểm sẽ hoạt động mà không cần tính thời gian chuyển đổi trạng thái nhất thời. Sau một khoảng thời gian định trước, các tiếp điểm khởi động hẹn giờ sẽ chuyển trạng thái.

Khi cuộn dây không được cấp điện, tất cả các tiếp điểm sẽ ngay lập tức trở lại trạng thái ban đầu.

  • Tiếp điểm thường mở, mở nhanh, đóng chậm.
  • Tiếp điểm thường đóng, đóng nhanh, mở chậm.
Nguyên lý hoạt động của Timer

OFF DELAY

Khi cuộn dây của bộ timer OFF DELAY được cấp điện, các tiếp điểm sẽ tác động tức thời và luôn ở trạng thái đó.

Tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian sẽ trở lại trạng thái ban đầu khi cuộn dây không được cấp điện. Sau một khoảng thời gian định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ trở lại trạng thái ban đầu của chúng.

  • Tiếp điểm thường mở, đóng nhanh, mở chậm.
  • Tiếp điểm thường đóng, mở nhanh, đóng chậm.

Phân loại timer

Timer có hai loại chủ yếu là analog và kỹ thuật số. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Timer analog

Chạy bộ hẹn giờ thủ công rất giống với việc cài đặt đồng hồ hoặc sử dụng núm vặn trên quạt gia dụng. Thiết kế cơ học có lò xo giúp theo dõi thời gian.

Một số nhà cung cấp cung cấp cho bạn tùy chọn để đặt bất kỳ khoảng thời gian bật / tắt nào trong 24 giờ. Một số bộ hẹn giờ khác giới hạn thời gian hoạt động tối đa là 60 phút.

Thiết kế cơ khí đảm bảo rằng mạch điện được cắt hoàn toàn vào thời gian xác định.

Hẹn giờ cơ bền bỉ, đáng tin cậy và tiện lợi. Do độ bền và tính đơn giản của chúng, timer cơ học, lò xo cuộn thường được sử dụng trong đèn chiếu sáng, quạt trần, thiết bị gia dụng, lò sưởi phòng tắm, phòng xông hơi khô, bồn tắm nước nóng và bể bơi.

Timer Analog

Timer điện tử

Timer điện tử cho phép bạn đặt các công tắc để bật và tắt vào những thời điểm cụ thể. Chúng tương tự như một số bộ hẹn giờ cơ học ở chỗ chúng có thể có nhiều chu kỳ bật / tắt trong 24 giờ, nhưng chúng có thể được lên lịch trong hơn một ngày. Với bộ timer điện tử bạn có thể đặt lịch trình trong 7 ngày với thời gian bật / tắt chính xác.

Ngoài ra còn có bộ hẹn giờ kỹ thuật số “thông minh” cho phép bạn đặt bộ hẹn giờ hoặc bật và tắt đèn bằng điện thoại thông minh làm điều khiển từ xa. Nhiều bộ hẹn giờ có thể được ghép nối với Alexa hoặc Google Home để điều khiển bằng giọng nói. 

Timer điện tử đang dần thay thế các Timer analog do tính chính xác và chức năng vượt trội của chúng.

Timer điện tử

>>> Có thể tham khảo thêm bài viết: Mạch khuếch đại là gì? Phân loại, chế độ hoạt động và các kiểu ghép tầng

Sơ đồ chân của rơ le thời gian timer

Trên chân của mỗi Rơ le thời gian đều có số thứ tự cụ thể. Thông qua đó mà những kỹ sư dễ dàng có thể đấu Timer vào hệ thống điện một cách chính xác và nhanh chóng nhất giúp chúng hoạt động được tốt nhất. Việc kết nối 8 chân này vào hệ thống không hề đơn giản, vì thế bạn cần nắm cách đấu 8 chân của timer như sau:

  • Chân số 7 và số 2 là hai chân cấp nguồn điện cho cuộn dây bên trong của bộ timer. Chân số 7 được nối với cực dương (+) còn chân số 2 thì nối với cực âm (-).
  • Chân số 8 và chân số 1 là những chân khung cho hai bộ tiếp điểm.
  • Chân số 3 nối với chân số 1 để tạo thành tiếp điểm thường mở.
  • Chân số 4 nối với chân số 1 để tạo thành tiếp điểm thường đóng.
  • Chân số 5 nối với chân số 8 để tạo thành tiếp điểm thường đóng.
  • Chân số 6 nối với chân số 8 để tạo thành tiếp điểm thường mở.
Sơ đồ chân của rơ le thời gian timer

Ứng dụng của timer

Ngày nay, bộ đếm thời gian được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi và nhiều dự án khác nhau. Nổi bật nhất là việc ứng dụng hệ thống điều khiển ánh sáng tại các khu vực công cộng như cầu thang bộ, hành lang chung cư… Nó được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này do hệ thống chiếu sáng thường xuyên phải chạy 24/24, nhờ rơ le thời gian nên vấn đề điều khiển ánh sáng ở các khu vực này dễ giải quyết, tiết kiệm năng lượng và thuận tiện khi sử dụng. Sử dụng bộ hẹn giờ dạng On-delay relay timer kết hợp với cảm biến chuyển động sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng, hiệu quả hơn và chỉ sáng đèn khi có người di chuyển.

Timer được sử dụng trong các hệ thống tự động trong các lĩnh vực sản xuất yêu cầu độ chính xác, bộ đếm thời gian mạnh mẽ, khả năng tích điện dự phòng và chịu tải đầu ra lớn.

Hệ thống chiếu sáng, thiết bị điện trong thiết bị phức tạp như điều hòa, quạt hút, tủ bảng điện… đều cần có timer. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng timer để điều khiển máy bơm nước, máy bơm hệ thống tưới tự động,…

Timer ứng dụng làm thiết bị điều khiển máy lạnh

Với các thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu timer là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cùng với những thông tin khác. Hy vọng lượng kiến thức bổ ích này sẽ giúp các bạn hiểu được ứng dụng và cách lắp đặt Timer cho những thiết bị điện hoặc hệ thống điện của mình.

Thông tin liên hệ: DH Automation – Công ty Bảo hành & Sửa chữa linh kiện biến tần TPHCM & toàn quốc
Địa chỉ: 5B6, Đường Số 8, KP. Phước Lai, P. Long Trường, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Điện thoại : 0934.959.340 (Mr.Hà)
Website: dhautomation.vn

Trả lời

Chat ngay

0934.959.340