Sửa chữa biến tần Schneider uy tín, giá rẻ tại DH Automation

5/5 - (1 bình chọn)

Biến tần Schneider là một loại khí cụ điện khá phổ biến và vô cùng cần thiết đối với các thiết bị điện nói chung và những người sử dụng kỹ thuật nói riêng. Khi sử dụng và sửa chữa biến tần Schneider cần nắm vững một số thông tin và lưu ý của chúng để công việc sửa chữa trở nên thuận lợi hơn. 

Tìm hiểu chung về biến tần Schneider

Biến tần Schnieder được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay
Biến tần Schnieder được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay

Biến tần Schneider gồm có ba bộ phận chính:

  • Bộ chỉnh lưu: dùng để chuyển đổi điện áp xoay chiều thành dòng điện một chiều.
  • Bộ nghịch lưu: đây là bộ phận có chức năng lớn trong việc chuyển mạch nhanh nhằm đem lại hiệu suất cao.
  • Bộ phận điều khiển: bộ phận này nhận tín hiệu từ điện áp, ngõ vào số thực hiện chức năng kích cho biến tần chạy.

Một số model biến tần Schneider nổi bật trên thị trường 

Dưới đây là thông tin của một số loại biến tần Schneider phổ biến trên thị trường:

Biến tần Schneider ATV312

  • Là dòng biến tần có tính năng mạnh mẽ nhưng công suất nhỏ
  • Dải công suất từ 0.18 ~ 15kW
  • Ứng dụng: máy trộn, máy đóng gió, quạt, bơm, máy nghiền,..

Biến tần Schneider ATV303

  • Là dòng biến tần cũng có tính năng khá mạnh mẽ nhưng công suất nhỏ
  • Dải công suất từ 0.37 ~ 11kW
  • Ứng dụng: máy cuộn, máy đóng gói, máy bao bì, băng tải, hệ thống nâng hạ,..

Biến tần Schneider ATV212

  • Là dòng biến tần khá tính năng và công suất khá tương đương với dòng ATV21
  • Dải công suất từ 0.75 ~ 75kW
  • Ứng dụng: quạt, bơm nước, thang hàng,..

Biến tần Schneider ATV12

  • Là dòng biến tần có công suất khá nhỏ tương đương ATV11
  • Dải công suất từ 0.18 ~ 4kW (không có 3P 380VAV)
  • Ứng dụng: Cho các loại máy móc có công suất nhỏ.

Biến tần Schneider ATV320

  • Là dòng biến tần mới nhất của hãng Schneider dùng thay thế cho ATV312 VÀ ATV32
  • Dải công suất từ 0.18 ~ 15kW
  • Khả năng chịu tải lên đến 200%

Biến tần Schneider ATV310

  • Là dòng biến tần giá rẻ, dải công suất nhỏ, dùng cho các ứng dụng tải nhẹ cơ bản
  • Dải công suất từ 0.37 ~ 11kW
  • Ứng dụng: Quạt, băng tải nhẹ, tải đơn giản,…

Biến tần Schneider ATV610

  • Là dòng biến tần giá rẻ, dải công suất rộng
  • Dải công suất 0.75 ~ 160kW
  • Chịu quá tải 150% trong 60s (tải nặng), 110% trong 60s (tải thường)
  • Ứng dụng: quạt, băng tải, bơm nước,..

Biến tần Schneider ATV71

  • Là dòng biến cao cấp của Schneider thích hợp cho các ứng dụng tải nặng, chuyên dụng
  • Dải công suất từ 0.37 ~ 630kW
  • Ứng dụng: máy nghiền, máy xay, vạn thăng, cầu trục, băng tải hầm nhỏ, bơm ly tâm,..

Biến tần Schneider ATV61

  • Là dòng biến tần đa năng, dải công suất rộng
  • Dải công suất từ 0.75 ~ 630kW
  • Ứng dụng: quạt thông gió, thiết bị nâng hạ, băng truyền, thang máy, bơm nước,..

Biến tần Schneider ATV32

Mẫu dòng biến tần Schnieder Altivar ATV32
Mẫu dòng biến tần Schnieder Altivar ATV32
  • Là dòng biến tần thiết kế nhỏ gọn nhưng linh hoạt
  • Dải công suất từ 0.18 ~ 15kW
  • Ứng dụng: máy trộn, thiết bị nâng hạ, máy đóng gói, quạt, bơm, máy nghiền,..

Một số lỗi biến tần thông thường và cách sửa trên biến tần Schneider

Có khá nhiều loại biến tần Schneider, dưới đây DH Automation sẽ liệt kê các mã lỗi và cách sửa chữa tương ứng ở 3 model biến tần Schneider phổ biến nhất là ATV310, ATV12 và ATV71.

Lỗi biến tần ATV310 và ATV12

Dòng biến tần Loại lỗi Cách sửa chữa
Schneider ATV310 Lỗi biến dòng (F010)
  • Kiểm tra thông số động cơ
  • Kiểm tra kết nối motor chokes
  • Kiểm tra thông số cài đặt
  • Kiểm tra nối đấu và kết nối đến động 
Schneider ATV12 Lỗi quá dòng (OCF)
Schneider ATV310 Ngắn mạch động cơ (F018)
  • Kiểm tra kết nối đến động cơ
Schneider ATV12 Ngắn mạch động cơ (SCF1)
Schneider ATV310 Ngắn mạch nối đất (F019)
  • Kiểm tra kết nối motor chokes.
Schneider ATV12 Ngắn mạch nối đất (SCF3)
Schneider ATV310 Ngắn mạch IGBT (F020)
  • Liên hệ bộ phận sửa chữa biến tần Schneider AZ
Schneider ATV12 Ngắn mạch IGBT (SCF4)
Schneider ATV310 Lỗi quá tốc độ (F025)
  • Sử dụng thêm Braking resistor.
  • Kiểm tra lại thiết bị hồi tiếp tốc độ
  • Kiểm tra động cơ.
  • Tốc độ chạy vượt quá 10% tốc độ cài đặt của động cơ.
Schneider ATV12 Quá tốc độ (SOF)
Schneider ATV310 Lỗi mất tín hiệu ngõ vào AI (F033)
  • Kiểm tra nối kết điều khiển.
  • Mất 1 pha ngõ ra (OPF1): Kiểm tra kết nối đến động cơ.
  • Kiểm tra thông số cầu hình ngõ AI.
  • Mất 3 pha ngõ ra (OPF2):
  • Dòng điện ngõ ra nhỏ hơn 6% dòng định mức.
  • Tắt lỗi OPL=no.
  • Kiểm tra kết nối đến động cơ.
Schneider ATV12 Lỗi mất tín hiệu ngõ vào AI (LFFI)
Schneider ATV310 Lỗi truyền thông (F022)
  • Kiểm tra lại thông số cài đặt truyền thông
  • Kiểm tra lại kết nối truyền thông
Schneider ATV12 Lỗi truyền thông (SLF1)
Schneider ATV310 Biến tần Schneider bị lỗi thấp áp (F030)
  • Kiểm tra lại thông số cài đặt truyền thông
  • Kiểm tra lại kết nối truyền thông
Schneider ATV12 Thấp áp (USF)
Schneider ATV310 Quá nhiệt IGBT (F027)
  • Giảm tần số xung 315
  • Chờ cho IGBT mát lại
  • Kiểm tra công suất động cơ
Schneider ATV12 Quá nhiệt IGBT (tJF)
Schneider ATV310 Xử lý quá tải (F012)
  • Reset về mặc định nhà máy
  • Kiểm tra lại thông số cài đặt
Schneider ATV12 Xử lý quá tải (OLC)

Lỗi biến tần ATV71

Lỗi Chi tiết
Lỗi CANopen (COF): do gián đoạn đường truyền thông
  • Kiểm tra dây nối truyền thông
  • Xem tài liệu chuyên dụng của card truyền thông.
Lỗi bên ngoài (EPF1, EPF2)
  • Tùy theo ứng dụng khắc phục có hiệu quả.
Mất điều khiển 4 –20mA (LFF) ở ngõ vào điều khiển analog
  • Kiểm tra dây nối với ngõ vào điều khiển analog
Quá điện áp trong quá trình giảm tốc (ObF): do quá khả năng của điện trở hãm hay vượt quá khả năng hãm của BBT.
  • Tăng thời gian giảm tốc.
  • Lắp điện trở hãm nếu cần.
  • Kích hoạt chức năng[Dec ramp adapt] (brA), nếu tương thích với ứng dụng.
BBT bị quá nhiệt (OHF)
  • Kiểm tra Motor, thông gió của BBT, môi trường làm việc. Đợi cho BBT nguội rồi thực hiện khởi động lại
Motor bị quá tải (OLF) do Bật/ tắt Motor quá nhiều lần trong thời gian ngắn
  • Kiểm tra dòng điện bảo vệ nhiệt của Motor (Ith). Đợi cho Motor nguội rồi thực hiện khởi động lại.
Mất 1 pha, 2 pha, 3 pha ngõ ra (OPF1, OPF2, OPF3) nguyên nhân:

  • Mất pha ở ngõ ra của BBT
  • Contactor ở ngõ ra đang mở
  • Không có kết nối với Motor hay Motor được kết nối có công suất quá nhỏ
  • Có sự cố thoáng qua gây mất ổn định dòng điện Motor
  • Kiểm tra dây nối giữa BBT và Motor.
  • Nếu có sử dụng contactor giữa ngõ ra phải cài đặt thông số[Uotput Phase Loss](OPL) = [Output cut](OAC).
  • Kiểm tra trên Motor có công suất nhỏ: ở chế độ cài đặt mặc định của nhà sản xuất, việc giám sát mất pha ở ngõ ra có được giám sát hay không[Output Phase Loss](OPL) = [YES](Yes). Bỏ chức năng giám sát mất pha bằng cách cài đặt [Output Phase Loss] = [NO](no).
  • Kiểm tra và tối ưu hóa các thông số sau đây: [IR compensation] (Ufr), [Rated motor volt.] (UnS) và [Rated mot. Current] (nCr) và thực hiện [Auto tuning] (tUn)
Quá điện áp (OSF) do điện áp nguồn quá cao
  • Kiểm tra nguồn cung cấp.
Mất pha nguồn (PHF), nguyên nhân:

  • BBT bị mất nguồn cung cấp hay bị nổ cầu chì nguồn
  •  Mất 1 pha
  •  BBT ATV71 sử dụng nguồn 1 pha
  •  Tải không cân bằng
  •  Chức năng bảo vệ này chỉ thực hiện khi BBT có tải
  • Kiểm tra kết nối nguồn
  • Tiến hành reset máy
  • Sử dụng nguồn 3 pha
  • Vô hiệu hóa chức năng giám sát lỗi này.
Lỗi truyền thông bên trong (ILF) do lỗi truyền thông giữa option card và BBT
  • Kiểm tra môi trường làm việc (các tác nhân từ trường)
  • Thay mới card mở rộng.
  • Thay BBT mới
Lỗi Modbus (SLF1) do gián đoạn truyền thông Modbus 
  • Kiểm tra đường truyền thông.
  • Xem tài liệu chuyên dụng của card truyền thông.
Card truyền thông (CnF) lỗi truyền thông trên card truyền thông.
  • Kiểm tra môi trường làm việc(các tác nhân từ trường).
  • Thay mới card mở rộng.
  • Thay mới BBT.
Đầu dò nhiệt PTC1 (PtF1), PTC2 (PtF2), PTC3 (PtF3) lỗi đầu dò PTC trong Motor 1, 2, 3 bị ngắn mạch hay hở mạch
  • Kiểm tra đầu dò nhiệt và dây nối giữa Motor và BBT
Quá nhiệt đầu dò PTC1 (OtF1), PTC2 (OtF2), PTC3 (OtF3)
  • Kiểm tra tải của Motor, đợi cho Motor nguội rồi cho khởi động lại
Card ứng dụng (APF) lỗi card lập trình
  • Liên hệ với đội sửa chữa Schneider AZ
PowerSuite (SLF2) lỗi truyền thông với phần mềm PowerSuite
  • Kiểm tra cáp kết nối lập trình PowerSuite
Giới hạn mô men (SSF) lỗi do momen vượt quá giới hạn cho phép
  • Kiểm tra các sự cố cơ khí.
  • Kiểm tra thông số [TORQUE LIMITATION] (tLA-) và thông số [TORQUE/CURRENT LIM. DET.] (SSA-)
Màn hình lắp rời (SLF3) lỗi truyền thông với màn hình hiển thị lắp rời
  • Kiểm tra các đầu nối dây
Quá nhiệt IGBT (tJF)
  • Kiểm tra sự tương thích giữa BBT/ Motor/ Tải
  • Đợi cho Motor nguội rồi khởi động lại.

Dịch vụ sửa chữa biến tần Schneider tại DH Automation

Dịch vụ sửa chữa biến tần Schnieder uy tín, chất lượng toàn quốc.
Dịch vụ sửa chữa biến tần Schnieder uy tín, chất lượng toàn quốc – DH Automation

Biến tần là một trong những thiết bị quan trọng và phổ biến của các nhà máy và xí nghiệp. Trong quá trình sử dụng đôi khi xảy ra những trục trặc và hư hỏng dẫn đến hiệu suất và quá trình làm việc bị gián đoạn. Để khắc phục nhanh chóng các lỗi biến tần Schneider, các nhà máy và xí nghiệp có thể tìm đến các dịch vụ sửa chữa biến tần Schneider tại DH Automation.

DH Automation là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp & sửa chữa linh kiện nói chung và là công ty sửa chữa biến tần Schneider nói riêng. Ở đây chúng tôi có đội ngũ nhân viên đông đảo, trình độ chuyên môn cao và được đào tạo bài bản, tư vấn nhiệt tình 24/7. DH Automation luôn luôn có đầy đủ những linh kiện cần thiết để sửa chữa biến tần Schneider, quy trình thực hiện nhanh gọn nhưng giá cả ưu đãi. Đặc biệt chúng tôi cam kết không bao giờ đánh tráo linh kiện của khách hàng.

Từ những điểm nổi bật trên, có thể khẳng định DH Automation xứng đáng là một trong những điểm đến hàng đầu về cung cấp, sửa chữa linh kiện kỹ thuật uy tín và là địa điểm sửa chữa biến tần Schneider chất lượng tuyệt đối.

>>> Có thể tham khảo thêm dịch vụ: Sửa Chữa Biến Tần Danfoss Uy Tín – Giá Rẻ Tại TPHCM và Toàn Quốc

Quy trình sửa chữa biến tần Schneider tại DH Automation

Dịch vụ sửa chữa biến tần Schneider tại DH Automation sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Sau khi tiếp nhận thông tin và tư vấn khách hàng một cách tận tình, nhân viên đến tận nơi để kiểm tra và lập phiếu sửa chữa biến tần Schneider.
  • Bước 2: Tổng vệ sinh biến tần một cách chi tiết và sạch sẽ đồng thời kiểm tra mức độ hư hỏng, biện pháp và thời gian sửa chữa.
  • Bước 3: Sau khi báo cho khách hàng lỗi cùng mức độ hư hỏng, thời gian và chi phí sửa chữa, trong vòng 48 giờ làm việc, DH Automation sẽ gửi ngay thông tin và báo giá cho khách hàng.
  • Bước 4: Sửa chữa, kiểm tra cẩn thận, vận hành thử biến tần, sau đó sẽ thông báo kết quả và thời gian giao hàng cho khách hàng.
  • Bước 5: Nhanh chóng giao hàng, hỗ trợ lắp đặt và nghiệm thu.
  • Bước 6: Sau khi nghiệm thu sẽ lưu trữ thông tin để theo dõi và bảo hành ngay khi có sự cố.
Quy trình sửa chữa biến tần Schnieder nhanh chóng, bảo hành dài lâu
Quy trình sửa chữa biến tần Schnieder nhanh chóng, bảo hành dài lâu

Trên đây là một số thông tin cần thiết về việc sửa chữa biến tần Schneider giá rẻ. Nếu như có thắc mắc và chi tiết về dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ đến DH Automation qua Hotline: 0934.959.340 – 0967.709.139 để được tư vấn một cách tận tình và nhận được những dịch vụ ưu đãi tốt nhất.

Thông tin liên hệ: DH Automation – Sửa chữa biến tần Schneider uy tín, giá rẻ tại TPHCM & toàn quốc
Địa chỉ: 5B6, Đường Số 8, KP. Phước Lai, P. Long Trường, TP Thủ Đức, TP.HCM.
Điện thoại : 0934.959.340 (Mr.Hà)
Website: dhautomation.vn