Dịch vụ sửa chữa máy tính công nghiệp uy tín, chất lượng
Máy tính công nghiệp là một trong các thiết bị, máy móc không thể thiếu tại nhiều doanh nghiệp, nhà máy,… hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành và sử dụng, máy tính công nghiệp có thể sẽ gặp phải một số trục trặc, hư hỏng. Để khắc phục, bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ sửa chữa máy tính công nghiệp tại DH Automation. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về dịch vụ này của chúng tôi hãy tham khảo ngay bài viết sau!
Các dịch vụ sửa chữa máy tính công nghiệp tại DH Automation
Khi đến với DH Automation, bạn có thể sử dụng các dịch vụ sửa chữa máy tính công nghiệp sau:
- Sửa các lỗi máy tính, màn hình công nghiệp đang gặp phải
- Sửa mainboard CPU, bo mạch CPU của máy tính công nghiệp
- Sửa bộ CPU điều khiển Servo, bộ điều khiển chuyển động
- Sửa Motion CPU, Motion Controller Box,…
- Sửa bộ điều khiển CPU Robotics
- Sửa bộ điều khiển CPU CNC máy tính công nghiệp
- Sửa máy tính tích hợp điều khiển chuyển động công nghiệp
- Sửa Industrial PC Repair and maintenance Service
- Sửa máy tính chuyên nghiệp
Những thông tin cần biết về máy tính công nghiệp
Khái niệm máy tính công nghiệp
Trên thực tế có rất nhiều người chưa hiểu rõ máy tính công nghiệp là gì. Trong tiếng Anh, máy tính công nghiệp được gọi là Industrial PC – Industrial computer và được viết tắt là IPC. Đây là cách gọi tên chung hệ thống máy tính chuyên dụng, thường được sử dụng trong vận hành công nghiệp. Đặc biệt, đối với các máy móc dây chuyền sản xuất tại nhà xưởng, nhà máy thì máy tính công nghiệp chính là một phần không thể thiếu.
Công suất hoạt động của máy tính công nghiệp rất lớn, có thể vận hành 24/7 để giúp cho toàn bộ hệ thống máy móc luôn vận hành trơn tru theo đúng yêu cầu, lập trình. Dù trong các môi trường làm việc khắc nghiệt IPC vẫn hoạt động tốt và ổn định, ví dụ môi trường bụi bẩn, nhiệt độ cao, ẩm ướt, nhiễu điện tử, nguồn điện không ổn định hay rung động mạnh,
Nguồn gốc ra đời của máy tính công nghiệp
Về nguồn gốc ra đời của máy tính công nghiệp cũng có rất ít người nắm được. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vào những năm 1989, IPC đã bắt đầu được phát triển mạnh bởi đây là khoảng thời gian mà các công ty tự động hóa đang có xu hướng thiết kế ra các phần mềm có thể mô phỏng một PLC chạy trên nền tảng máy tính cá nhân. Ở thời điểm đó, việc sử dụng các PC cho ứng dụng tự động hóa thường gặp phải một số vấn đề như tính ổn định, không tương thích với máy tính trong môi trường công nghiệp và thiếu tin cậy.
Do vậy, các đơn vị đã bắt đầu cải tiến trong thiết kế IPC để khắc phục các yếu điểm trên. Có thể kể tới như việc nỗ lực thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, ứng dụng các hệ điều hành có tính ổn định hơn. Bên cạnh đó, còn có một số nhà sản xuất đã bắt tay vào việc chế tạo máy tính công nghiệp mang thương hiệu của mình với nhân hệ điều hành thời gian thực. Ưu điểm của hệ điều hành nhân thời gian thực đó là có thể cho phép ứng dụng tự động hóa và ứng dụng hệ điều hành hoạt động độc lập với nhau. Vì vậy mà máy có thể thực hiện các ưu tiên theo ứng dụng.
Do chạy trên nền PC nên so với PLC, các máy tính công nghiệp thường được nhà sản xuất tích hợp bộ xử lý hiện đại cùng với bộ nhớ có dung lượng lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, máy tính công nghiệp còn có thể chạy được cả ứng dụng HMI, chương trình điều khiển trên cùng một máy. Điều này đã giúp người dùng tiết kiệm chi phí đáng kể.
Một số loại máy tính công nghiệp phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm máy tính công nghiệp. Tuy nhiên, về cơ bản có thể chia làm 2 loại sau:
Máy tính có màn hình cảm ứng
Loại máy tính này có tên gọi tiếng Anh là Industrial PC all in one. Đây là loại máy tính được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa máy tính công nghiệp với máy tính cảm ứng công nghiệp. Hiện máy tính có màn hình cảm ứng đang được sử dụng rất phổ biến.
Ưu điểm của Industrial PC all in one là:
- Thiết kế mạnh mẽ, khỏe khoắn, độ bền cao
- Khả năng mở rộng rất linh hoạt. Vì vậy, loại máy tính này luôn là lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng giao diện người – máy HMI để phục vụ cho các lĩnh vực: Tự động máy nhà máy, máy móc, thiết bị; Dịch vụ thông minh
- Thao tác dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện nhờ có màn hình cảm ứng
Máy tính công nghiệp không trang bị quạt
Các mẫu máy tính công nghiệp không trang bị quạt, tức đã bị loại bỏ hoàn toàn thành phần quay hay còn gọi là quạt gió làm mát. Loại máy tính công nghiệp này cũng có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Có thể hoạt động liên tục 24/7 không ngừng nghỉ nên là giải pháp tối ưu nhất cho những ứng dụng yêu cầu sự ổn định cao
- Hoạt động êm ái, không tạo ra tiếng ồn vì đã loại bỏ bộ phận quạt
- Máy được trang bị tản nhiệt trực tiếp nên có thể hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 18 – 85 độ C.
Máy tính công nghiệp có ứng dụng gì?
Ứng dụng của máy tính công nghiệp ngày càng rộng rãi hơn. Chúng ta có thể bắt gặp loại máy này trong:
- Hệ thống các máy CNC
- Hệ thống máy ép đúc nhựa
- Hệ thống máy cắt tự động
- Hệ thống
- Hệ thống Robotics
- Hệ thống vận hành giám sát điều khiển máy móc dây chuyền sản xuất tự động hóa tại các nhà máy,…
Ngoài ra, trong lĩnh vực dân dụng máy tính công nghiệp cũng được sử dụng. Ví dụ như:
- Hệ thống máy bay
- Thiết bị hàng hải, tàu biển, du thuyền
- Phương tiện vận tải đường bộ
- Phương tiện vận tải đường sắt, tàu cao tốc, tàu đệm từ
- Trạm thu phí giao thông, trạm thu phí bãi đỗ xe ô tô
- Trạm quan trắc môi trường, xe quan trắc lưu động
- Hệ thống lưu trữ hình ảnh camera,…
So sánh giữa máy tính công nghiệp và máy tính văn phòng
Vậy giữa máy tính công nghiệp với máy tính văn phòng có điểm gì giống và khác nhau? Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm:
Giống nhau:
-
- Về cấu tạo: Đều gồm có RAM, Rom, Bios, Chip CPU, VGA, ổng cứng SSD hoặc HDD, ổ đĩa CD, cổng kết nối ngoại vi, cổng truyền thông RS232, RS485
- Chức năng: Tương tự nhau, đều có thể hỗ trợ người dùng theo dõi, giám sát, điều khiển,…
- Phiên bản hệ điều hành: Máy tính công nghiệp và văn phòng đều dùng hệ điều hành Windows 95, 98, 2000, 2003, 7, 8, 10, 11, Windows XP, Windows Embedded CE, Windows Vista, Linux
Khác nhau:
-
- Thiết kế hệ điều hành: Mặc dù đều sử dụng hệ điều hành phiên bản tương tự nhưng đối với IPC, hệ điều hành đã được tinh chỉnh hoặc thiết kế lại. Nhà sản xuất cũng tích hợp thêm hoặc trong máy đã có sẵn các Module hay Motion Control Card có thể mở rộng. Ví dụ, với IPC sử dụng cho máy móc tự động CNC thì sẽ có card phát xung, kiểm soát vị trí điều khiển Servo 3 trục XYZ. nhìn chung, máy tính hoặc board mạch CPU điều khiển chuyên dụng sẽ sử dụng hệ điều hành được thiết kế riêng hoặc hệ thống nhúng chuyên biệt (embedded system)
- CPU: Các máy IPC, CPU của chúng được thiết kế chuyên dụng và thường không có quạt làm mát. Thay vào đó là sử dụng công nghệ cao để tản nhiệt. Nhờ vậy mà máy tính công nghiệp có thể hạn chế bụi bẩn và ẩm mốc cho các vi mạch bên trong máy, qua đó giúp tăng độ bền cũng như tuổi thọ máy
- Làm việc trong môi trường khắc nghiệt: Khác với máy tính văn phòng, máy tính công nghiệp rất mạnh mẽ và có thể hoạt động tốt ngay cả trong môi trường khắc nghiệt như ngoài trời, nơi có áp suất thấp, nhiệt độ cao, bụi bẩn, ẩm ướt, rung lắc, chấn động mạnh và liên tục,…
- Bộ nhớ trong có dung lượng cực lớn: Dung lượng bộ nhớ trong của một máy tính công nghiệp có thể lên tới hàng Terabyte và được trang bị chip CPU cao cấp với tốc độ cực nhanh, cấu hình đơn giản để tối ưu hóa tốt nhất các ứng dụng cần thiết
Quy trình sửa chữa máy tính công nghiệp tại DH Automation
Dịch vụ sửa chữa PC công nghiệp tại DH Automation hiện đang được triển khai theo quy trình chuyên nghiệp gồm các bước:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn sơ bộ dịch vụ sửa chữa máy tính công nghiệp.
Bước 2: Cử nhân viên kỹ thuật tới tận địa điểm khách hàng cung cấp để kiểm tra thực tế, xác định lỗi, mức độ hư hỏng.
Bước 3: Thông báo cho khách hàng về tình trạng hiện tại của máy tính công nghiệp.
Bước 4: Báo giá dịch vụ và thời gian cần để sửa chữa PC công nghiệp.
Bước 5: Lập phiếu nhận thiết bị, ghi lỗi trên máy tính và mang về trung tâm DH Automation sửa chữa nếu khách hàng đồng ý.
Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn của máy trước khi sửa.
Bước 7: Chuẩn bị linh kiện thay thế nếu cần và tiến hành sửa chữa.
Bước 8: Chạy thử máy tính, đánh giá kỹ thuật, xác định máy hoạt động ổn định để bàn giao cho khách hàng.
Bước 9: Thực hiện nghiệm thu và thanh toán chi phí sửa chữa.
Bước 10: Tạo id bảo hành và lưu thông tin.
Bước 11: Theo dõi và bảo hành máy cho khách hàng.
Ưu điểm vượt trội khi chọn dịch vụ sửa chữa máy tính CN tại DH Automation
Có rất nhiều khách hàng khi muốn sử dụng dịch vụ sửa máy tính công nghiệp đều tin tưởng tìm đến với DH Automation là bởi chúng tôi có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn các đơn vị khác cùng lĩnh vực. Cụ thể:
- Dù khách hàng ở đâu trên địa bàn TPHCM, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ chúng tôi đều nhanh chóng điều phối nhân viên kỹ thuật tới hỗ trợ
- Quy trình cung cấp dịch vụ sửa máy tính công nghiệp tại DH Automation được xây dựng chuyên nghiệp, rõ ràng
- Đội ngũ thợ sửa màn hình máy tính công nghiệp không chỉ được đào tạo bài bản, có tay nghề cao mà còn dày dặn kinh nghiệm, đã từng sửa chữa nhiều loại máy tính công nghiệp và rất có trách nhiệm với nghề
- Luôn có sẵn các thiết bị, linh kiện thay mới 100% chính hãng, đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ
- Sở hữu ngân hàng dữ liệu, các loại lỗi và phương pháp sửa máy tính công nghiệp
- Hỗ trợ tư vấn, kiểm tra lỗi máy tính miễn phí
- Có chính sách bảo hành lâu dài, hỗ trợ kịp thời, nhiệt tình
- Có các giải pháp dự phòng cho khách hàng trong trường hợp máy tính công nghiệp gặp sự cố nghiêm trọng, không thể sửa chữa, phục hồi
- Thông báo rõ giá cả dịch vụ cho khách hàng trước khi sửa chữa, đảm bảo đúng như mức giá niêm yết trên website và cạnh tranh so với các đơn vị cùng lĩnh vực
>>> Có thểm tham khảo thêm: Dịch vụ Sửa chữa màn hình công nghiệp cảm ứng HMI Uy tín tại TPHCM
DH Automation – Cung cấp dịch vụ sửa chữa máy tính công nghiệp hàng đầu
Không chỉ là đơn vị có thâm niên mà chúng tôi còn có cả năng lực trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sửa máy tính công nghiệp. Với trang thiết bị, máy móc hiện đại, linh kiện đầy đủ và đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, DH Automation tự tin có thể giúp khắc phục nhanh chóng các lỗi hư hỏng mà máy tính công nghiệp của khách hàng đang gặp phải trong thời gian ngắn nhất cùng mức chi phí thấp nhất.
Ngay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ sửa chữa máy tính công nghiệp hãy liên hệ cho DH Automation theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.