Biến trở hay còn được gọi là biến áp là một linh kiện thường được sử dụng trong các mạch hay thiết bị điện. Tuy nhiên, đối với câu hỏi đơn giản “Biến trở là gì?” hay “Ký hiệu của biến trở trong mạch điện như thế nào?” thì ít người trả lời được. Để hiểu thêm về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chính xác ngay dưới đây.
Giới thiệu về biến trở
Biến trở là một linh kiện điện tử rất quan thuộc và thường được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử khác nhau. Tuy nhiên, ít người để ý đến những thông tin về loại thiết bị này, điều này gây nên khó khăn trong quá trình sử dụng. Tìm hiểu khái niệm và những thông tin về biến trở để vận hành, đọc các chỉ số chính xác hơn.
Biến trở được định nghĩa là gì?
Biến trở là gì? Biến trở trong tiếng anh là Variable Resistor, đây là một loại linh kiện điện tử có mức điện trở thuần cùng khả năng biến đổi điện áp tùy theo nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể điều chỉnh cường độ dòng điện được lắp đặt trong các mạch điện.
Biến trở còn được nhiều người gọi với cái tên là chiết áp, bên trong của linh kiện sẽ có các bộ phận trượt hoặc xoay, điều này giúp cho giá trị của biến trở thay đổi. Đây cũng chính là nguồn gốc cho tên gọi biến trở của chúng. Hiện nay, có nhiều loại biến trở khác nhau và thường được ứng dụng nhiều trong công nghiệp hoặc điện dân dụng.
Biến trở ngoài việc dùng để điều chỉnh hoạt động của mạch điện, chúng còn thường được ứng dụng để biến đổi điện trở dễ dàng khi điều khiển các thiết bị hay hiện tượng khác. Những giá trị của biến trở có thể thay đổi từ 0 – 10Kꭥ, vì thế, khi mức điện trở là 10kΩ thì giá trị của điện trở sẽ là 10kΩ. Hiện nay, có hai loại biến trở chính, bao gồm:
- Loại điện trở có giá trị không thể thay đổi được
- Loại điện trở có thể biến đổi dựa các giá trị dựa trên các yếu tố như: Độ dài của dây dẫn điện, sự thay đổi của nhiệt độ, ánh sáng hay bức xạ điện tử…
>>> Có thể tham khảo thêm bài viết: Điện trở là gì? Công thức tính điện trở, cách đọc giá trị điện trở
Ký hiệu của biến trở như thế nào?
Bên cạnh nắm rõ khái niệm biến trở là gì? Chắc hẳn bạn cũng có những thắc mắc về biến trở ký hiệu là gì? Việc biết được cách ký hiệu của biến trở ở trong mạch sẽ giúp mọi người dễ dàng đọc hay phát hiện các linh kiện có trong mạch điện một cách nhanh chóng. Sau đây là hình vẽ của biến trở trong các sơ đồ mạch điện tùy thuộc vào các thiết bị hay mạch khác nhau.
Biến trở được sử dụng để làm gì?
Như chúng tôi đã nói trên, biến trở – điện trở thường dùng trong kỹ thuật để làm thay đổi điện trở theo ý muốn của người sử dụng. Một số công dụng của biến trở trong đời sống có thể kể đến như:
Ứng dụng chiết áp
Biến trở là gì và được ứng dụng thế nào? Những loại biến trở được dùng cho việc chiết áp thường có 3 cực để lắp đặt trên một mạch điện. Điện áp đầu ra thường sẽ xuất phát từ cực và di chuyển tương tự như mạch chia điện áp. Khi dùng biến trở, điện áp sẽ giảm dần theo điện trở, điều này để cân bằng với mức điện áp của nguồn. Ngoài ra, mặt của đầu ra sẽ được kết nối với điện trở và điện áp tải.
Nguyên lý hoạt động này thường được sử dụng trong các mạch cần kiểm soát điện áp thông qua biến trở. Đối với những điện áp có hướng di chuyển theo vòng cung hat đường thẳng tạo nên hình dạng hình học của các chiết áp.
Ứng dụng điều chỉnh dòng
Biến trở là một thiết bị có thể được dùng trong việc điều chỉnh dòng điện, thể nên khi lắp đặt biến trở. Mọi người sẽ thấy được tác dụng của chúng trong mạch điện chính là để tăng hoặc giảm dòng điện khi di chuyển qua các vị trí lắp đặt thiết bị.
Lúc đó, điện trở sẽ bị chuyển đổi để điều chỉnh dòng điện, sao cho chúng thay đổi theo hướng ngược lại. Nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản khi trở kháng tăng thì dòng điện sẽ giảm xuống. Khi sử dụng bộ biến trở có tác dụng điều chỉnh dòng điện, điều này sẽ làm cho các điện trở có thể mang được dòng điện lớn hơn.
Biến trở tinh chỉnh
Một công dụng nữa của biến trở trong mạch điện chính là tác dụng của các loại biến trở tinh chỉnh. Biến trở tinh chỉnh có thể hiểu đơn giản là các loại biến trở được thu nhỏ cấu tạo với 3 cực được lắp trực tiếp trên mạch điện. Giá trị của dòng điện sẽ được điều chỉnh trong lúc hiệu chỉnh mạch.
Ngoài những công dụng trên, biến trở còn có nhiều ứng dụng khác mà ít người để ý, ví dụ như: Điều chỉnh độ sáng tối của đèn led khi chúng được lắp đặt trên đèn, hay được dùng để tăng giảm âm thanh của các thiết bị phát ra âm thanh như loa,…
Giới thiệu một số loại biến trở thông dụng nhất hiện nay
Ngoài nắm được khái niệm “Biến trở là gì?” chắc hẳn mọi người cũng thắc mắc một số loại biến trở thông dụng nhất. Hiện nay, trong lĩnh vực điện hay mực điện, biến trở thường được phân thành rất nhiều loại khác nhau, tùy theo kích thước và công dụng.
Mỗi loại mạch điện khác nhau thường sẽ được sử dụng để mắc vào loại mạch điện công nghiệp hoặc dân dụng. Sau đây là 4 loại biến trở thường được sử dụng nhất hiện nay:
- Biến trở tay quay
- Biến trở con chạy
- Biến trở than
- Biến trở dây quấn
Công thức tính biến trở
Công thức tính điện trở của biến trở được sử dụng thông qua định luật Ôm với những loại mạch điện khác nhau, cụ thể như sau:
Trong đó:
- p: điện trở suất
- l : Chiều dài dây
- S: Tiết diện dây dẫn.
- Rtd được gọi là giá trị điện trở tổng
- Rb và R là các điện trở thành phần
- I: Cường độ dòng điện
- U: Hiệu điện thế
Giới thiệu các bộ phận và cấu tạo của biến trở
Để hiểu thêm về biến trở, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cầu tạo cũng như nguyên lý của các mẫu biến trở này nhé!
Các bộ phận của biến trở
Biến trở được cấu tạo tương đối đơn giản với những bộ phận khác nhau để tạo thành một thiết bị có khả năng làm biến đổi dòng điện. Cấu tạo của một biến trở sẽ bao gồm những bộ phận sau đây:
- Cuộn dây có chất liệu hợp kim
- Con quay
- Tay quay
- Than
- Hai chốt được nối trực tiếp với hai đầu của biến trở.
- Chốt cuối cùng được nối với con chạy hay phần tay quay.
Cấu tạo của biến trở
Biến trở là gì và cấu tạo như thế nào? Từ sơ đồ cấu tạo của biến trở, có thể thấy biến trở được cấu tạo từ hai bộ phận chính bao gồm:
- Cuộn dây với chất liệu hợp kim và có mức điện trở suất lớn.
- Biến trở con chạy bao gồm: 1 lõi hình trụ dài bằng sứ, xung quanh lõi là một dây hợp kim có điện trở suất lớn cùng 1 con chạy. Khi con chạy di chuyển, số vòng của dây dẫn sẽ thay đổi và làm thay đổi giá trị của biến trở.
- Chân ngõ ra gồm có 3 chân (3 cực): Hai cực được lắp cố định với 2 đầu của điện trở còn 1 cực có thể di chuyển được, được gọi là cần gạt.
Hướng dẫn cách đo và kiểm tra biến trở thông qua đồng hồ vạn năng
“Biến trở là gì?” được nhiều người quan tâm, tuy nhiên cách mắc và đo như thế nào vẫn ít người có thể biết được. Khi sử dụng biến trở, chắc hẳn không thể tránh khỏi những sự cố như biến trở bị hỏng hóc, thế nên bạn cần phải biến được cách đo và cách kiểm tra đơn giản thông qua đồng hồ vạn năng. Mọi người có thể kiểm qua thông qua các bước như sau:
Bước 1: Xác định chân biến trở
Trước tiến, mọi cần cần chọn thang đo điện trở có trên đồng hồ vạn năng và kết nối hai chân que với đồng hồ, cần đảm bảo 2 đầu que phải tiếp xúc với chân của biến trở. Sau đó, tiến hành xoay trục của biến trở và quan sát kết quả, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Bạn đo nhầm chân biến trở khi giá trị của điện trở bị thay đổi.
- Trường hợp 2: Biến trở không thể hoạt động được, bạn có thể nhận định hai chân đo là hai chân cố định.
Bước 2: Lấy que đo màu đen của đồng hồ VOM để chạm vào chân kia của biến trở.
Bước 3: Tiếp tục xoay trục của biến trở, nếu kết quả của đồng hồ thay đổi, thì chân tiếp xúc qua que màu đỏ là chân chạy. Còn nếu đồng hồ không có kết quả thì hai chân đang đo là chân cố định còn chân kia là chân chạy.
Bước 4: Tiến hành thử lại bằng cách giữ que đo màu đỏ và cho tiếp xúc với biến trở, còn que đo màu đen sẽ tiếp xúc với chân của biến trở.
Bước 5: Tiếp tục xoay trục của biến trở, nếu đồng hồ hiển thị giá trị của điện trở, thì chân chạm với que đen là chân chạy, nếu biến trở không thay đổi giá trị là biến trở đã bị hỏng.
Hướng dẫn cách thức mắc biến trở cơ bản
Trước khi tiến hành mắc biến trở vào mạch, cần điều chỉnh giá trị của biến trở lên lớn nhất. Mục đích chính là làm cho cường độ dòng điện qua mạch sẽ nhỏ nhất để tránh hư hỏng thiết bị, cách mắc biến trở 3 chân như sau:
- Bước 1: Kiểm tra lại biến trở và chân của biến trở, có thể tham khảo cách đo biến trở bên trên để biết được cách mắc chân cố định và chân con chạy.
- Bước 2: Tiến hành nối đất cho chân đầu tiên của biến trở và hàng một đầu dây điện với chân số 1 và đầu kia sẽ hàng với mass của mạch điện. Sau đó, dùng kéo cắt chiều dài dây điện cho phù hợp.
- Bước 3: Lấy chân số 2 nối với đầu ra của mạch điện và hạn chúng lại với nhau
- Bước 4: Chân số 3 sẽ là chân con chạy và cũng là đầu ra của biến trở, được hàn cố định.
- Bước 5: Kiểm tra lại các dây để đảm bảo độ chính xác của các đầu nối, có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra lại.
Qua những thông tin được chúng tôi cung cấp trên, chắc hẳn mọi người đã biết được “Biến trở là gì?” cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động và công dụng của các loại biến trở. Có thể thấy, biến trở là một sản phẩm có rất nhiều công dụng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Thế nên, mọi người cần phải nắm được những kiện thức này để ứng dụng biến trở hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan